ÁNH SÁNG XANH CÓ THẬT SỰ NGUY HIỂM?
Khi nhìn vào bất kỳ màn hình kỹ thuật số nào trong thời gian dài, cho dù đó là máy tính, TV, điện thoại hay máy tính bảng, bạn đều đang tiếp xúc với ÁNH SÁNG XANH. Nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ánh sáng xanh từ các thiết bị kỹ thuật số gây hại cho mắt cả. Vì thế câu trả lời là:
KHÔNG, ÁNH SÁNG XANH TỪ CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT SỐ KHÔNG LÀM MỜ MẮT VÀ CŨNG KHÔNG PHẢI NGUYÊN NHÂN GÂY MÙ LÒA.
Vậy tại sao con người cảm thấy khó chịu sau thời gian dài nhìn vào các thiết bị kỹ thuật số?
Hầu hết chúng ta chớp mắt ít hơn khi nhìn vào màn hình, gây mỏi mắt và khô mắt. Nhìn vào màn hình làm giảm tốc độ chớp mắt bình thường từ 15-16 lần/ phút xuống còn 5-6 lần/phút. Hơn nữa việc sử dụng màn hình kỹ thuật số kéo dài dẫn đến Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số. Do đó, sự khó chịu mà mọi người cảm thấy sau khi nhìn vào màn hình trong thời gian dài là do:
Những ảnh hưởng khác từ ánh sáng xanh?
Nhịp sinh học là chu kỳ thức và ngủ tự nhiên của chúng ta. Ban ngày, ánh sáng xanh đánh thức và kích thích chúng ta. Ban đêm, tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính quá nhiều có thể gây khó ngủ và mất ngủ.
Các nguồn ánh sáng xanh khác?
Mọi người thường nghĩ ánh sáng xanh gắn liền với máy tính và điện thoại, tuy nhiên nguồn ánh sáng xanh lớn nhất chính là mặt trời tức là: ánh sáng mặt trời. Các nguồn khác bao gồm ánh sáng huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang compact và đèn LED. Ánh sáng xanh khuếch tán từ màn hình ít hơn nhiều so với mức phơi sáng từ mặt trời. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng cực tím (khác với ánh sáng xanh) từ mặt trời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, bao gồm đục thủy tinh thể, mắt bị kéo màng và ung thư.
Các biện pháp phòng ngừa