Bệnh glaucoma là nguyên nhân thứ hai gây mù lòa trên thế giới sau bệnh đục thể thủy tinh. Tuy nhiên, không giống như bệnh đục thể thủy tinh, tình trạng mất thị lực do bệnh glaucoma phần lớn không thể phục hồi. Bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu không phát hiện và điều trị sớm.
BỆNH GLAUCOMA LÀ GÌ?
CÁC LOẠI GLAUCOMA
Glaucoma góc mở: Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh Glaucoma. Người bị bệnh Glaucoma góc mở bị tắc nghẽn không hoàn toàn ở góc thoát thuỷ dịch của mắt khiến tăng áp suất mắt.
Glaucoma góc đóng: Glaucoma góc đóng hay tăng nhãn áp góc đóng hay dân gian gọi là thiên đầu thống. Đây là loại glaucoma phổ biến nhất ở Việt Nam, thường xảy ra với người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ do sự gia tăng đột ngột và nhanh chóng của áp suất trong mắt. Nếu không được điều trị ngay, thì trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn.
Glaucoma bẩm sinh: Loại glaucoma này hiếm gặp và xảy ra lúc mới sinh. Mắt của trẻ có kích thước to, chảy nước mắt và nhạy cảm bất thường với ánh sáng là các triệu chứng cho thấy cần đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ nhãn khoa.
Glaucoma thứ phát: Glaucoma thứ phát sẽ do các tình trạng khác gây ra như viêm mắt, do tác dụng phụ của thuốc steroid, khối u trong mắt, phẫu thuật mắt, chấn thương mắt hoặc đục thể thủy tinh ở các giai đoạn nghiêm trọng.
TRIỆU CHỨNG VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH
Trong giai đoạn đầu, bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng, không gây đau, tầm nhìn vẫn bình thường. Chứng tăng nhãn áp có thể phát triển ở một hoặc cả hai mắt.
Nếu không điều trị, người bị tăng nhãn áp sẽ dần dần mất đi tầm nhìn ngoại vi, giống như đang nhìn qua một đường hầm. Theo thời gian, tầm nhìn thẳng về phía trước có thể giảm xuống cho đến khi không còn tầm nhìn.
Một vài yếu tố liên quan đến bệnh này có khuynh hướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho một số người:
PHÒNG CHỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ GLAUCOMA
Không có phương pháp nào phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp.
May mắn là khám mắt tổng quát và các xét nghiệm kiểm tra glaucom có thể giúp phát hiện bệnh sớm.
Bệnh có thể được điều trị tốt khi dùng thuốc, laser, hay phẫu thuật làm chậm tiến triển hay ngăn chặn quá trình mất thị lực.