Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Đối với cận thị, các vật thể ở vị trí gần chúng ta có thể nhìn rõ nhưng các vật ở xa thì lại không thể nằm trong tiêu điểm, dẫn tới tình trạng mờ nhòe. Cận thị là một tình trạng phổ biến. Đây là một rối loạn tập trung mắt, nó không được xem là một bệnh về mắt.
Cận thị xảy ra là do trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc có giác mạc quá dốc. Kết quả là, các tia sáng tập trung ở phía trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Trong trường hợp này, bạn nhìn rõ các vật thể gần, nhưng các vật ở xa sẽ xuất hiện mờ.
Có hai loại cận thị chính đó là cận thị nhẹ và cận thị nặng hay còn gọi là cận thị bệnh lý. Nếu cận thị nhẹ, Bác sĩ mắt gọi đây là cận thị thấp và gọi là cận thị nặng là cận thị cao. Cận thị cao thường sẽ ổn định trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Cận thị có thể gây ra rủi ro cao hơn cho sự phát tiển các bệnh lý như bong võng mạc, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
CẬN THỊ Ở TRẺ EM
Một trong những yếu tố gây cận thị đó là do di truyền. Nếu cha mẹ bị cận thị, con của họ cũng có thể bị như vậy. Cận thị thường được phát hiện ở trẻ em khi các bé ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi.
TRIỆU CHỨNG CỦA CẬN THỊ
Một số dấu hiệu và triệu chứng của cận thị bao gồm:
- Mỏi mắt
- Đau đầu
- Nheo mắt khi tập trung nhìn
- Khó nhìn thấy các vật ở xa, chẳng hạn như biển báo đường hoặc bảng đen ở trường
ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ
- Kính mắt và kính áp tròng
- Atropine liều thấp
- Chỉnh hình bằng phương pháp OrthoK
- Phẫu thuật khúc xạ - (Khi bệnh nhân đủ tuổi - trong độ tuổi từ 18-21 và khúc xạ ổn định)
Phẫu thuật khúc xạ cho cận thị bao gồm:
LASIK
EPI-LASIK
FEMTO LASIK
Và phương pháp chuyển đổi khúc xạ thấu kính