sunwah

HÃY NGĂN CHẶN “KẺ CƯỚP THẦM LẶNG” TẦM NHÌN CỦA BẠN
AMERICAN EYE CENTER VIETNAM
 

HÃY NGĂN CHẶN “KẺ CƯỚP THẦM LẶNG” TẦM NHÌN CỦA BẠN

Bệnh tăng nhãn áp (thường gọi là Glaucom hoặc “ cườm nước”) là căn bệnh thầm lặng: nhiều người không có triệu chứng sớm hoặc những dấu hiệu cảnh báo. Ngay cả ở Mỹ,  nơi có phổ biến chương trình tầm soát bệnh tăng nhãn áp, vẫn còn khoảng 50% số người mắc bệnh tăng nhãn áp không biết mình bị bệnh.

Nếu không được điều trị, bệnh tăng nhãn áp sẽ dẫn tới mù loà.

Tăng nhãn áp là gì? 6 điều quan trọng mà người bệnh cần biết

“Bệnh tăng nhãn áp vẫn là một nguyên nhân hàng đầu gây mù loà bởi vì nó thường không được phát hiện sớm và hiên nay không có phương pháp điều trị phục hồi thị lực một khi đã bị mất” – Bác sĩ Nam Tran Pham, Giám đốc phòng khám mắt American Eye Center tại TPHCM nói. “ Nhưng khi chúng ta chẩn đoán  được bệnh tăng nhãn áp sớm, theo dõi chặt chẽ và điều trị, chúng ta có thể làm chậm đáng kể sự tiến triển của bệnh và giảm thiểu  mất thị lực. Với phương pháp điều trị tiên tiến hiện nay, những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp không còn phải lo sợ đối mặt với nguy cơ bị mù, nhưng việc duy trì được thị lực phụ thuộc vào thời điểm được chẩn đóan bởi bác sĩ nhãn khoa và thực hiện theo phác đồ điều trị”.

Thông tin về bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp gây tổn thương tới thần kinh thị giác, đó là bộ phận của mắt giúp truyền tải hình ảnh mà chúng ta thấy được lên não. Khi thủy dịch (chất dịch trong suốt lưu thông vào và ra khỏi mắt) không được lưu thông đúng, áp suất trong mắt tăng. Hậu quả là làm tăng nhãn áp và gây tổn hại dây thần kinh mắt, dẫn đến mất thị lực. Thường thì thị lực phía ngoài sẽ bị thu hẹp trước, sau đó các điểm mù sẽ xuất hiện ở thị lực trung tâm.

Dạng bệnh thường gặp nhất của bệnh tăng nhãn áp là góc mở nguyên phát, trong đó thủy dịch bị nghẽn khi thoát ra khỏi mắt qua một hệ thống dẫn lưu nhỏ. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng gì cho tới khi thị lực bị mờ.

Bệnh tăng nhãn áp góc mở là gì?

Trong dạng bệnh tăng nhãn áp góc đóng, mống mắt (phần màu đen của mắt) che lấp và làm hẹp hoặc đóng hoàn toàn góc dẫn lưu, làm nghẽn dòng chảy của thủy dịch, gây tăng nhãn áp. Trong trường hợp góc đóng cấp tính, nhãn áp tăng đột ngột do tích tụ thủy dịch. Đây là trường hợp cấp cứu do tổn thương dây thần kinh mắt và mất thị lực có thể xảy ra chỉ trong vòng vài giờ. Triệu chứng là buồn nôn, nôn ói, nhìn thấy quầng sáng, và đau nhức mắt.

Có một số người có nhãn áp bình thường vẫn có thể bị mất thị lực do bệnh tăng nhãn áp. Nguyên nhân sinh bệnh không được biết rõ, nhưng dây thần kinh mắt của những bệnh nhân này không chịu được mức nhãn áp được coi là trong mức “bình thường”. Điều trị hạ nhãn áp thấp hơn được chứng minh là làm chậm tiến triển của bệnh.

Bệnh tăng nhãn áp trẻ em

Khởi phát ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người trẻ, thường hiếm gặp. Tương tự như bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát, có rất ít triệu chứng ở giai đoạn sớm. Mù là hậu quả của việc không điều trị. Dấu hiệu của bệnh gồm: 

  • Giác mạc (màng trong suốt trước mắt) bị mờ đục
  • chảy nước mắt
  • mắt to

Bệnh

Theo tiểu chuẩn tầm soát mắt của Hiệp Hội Nhãn Khoa Mỹ, American Eye Center khuyến cáo mọi người nên biết những nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp cho bản thân mình, và khám mắt định kỳ là điều quan trọng để được chẩn đoán kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp: 

  • Tuổi trên 60
  • Tăng áp suất trong mắt
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp
  • Người gốc Châu Á, Tây Ban Nha hoặc Phi Châu
  • Bệnh tiểu đường, tăng huyết áp
  • Cận thị
  • Chấn thương mắt
  • Dùng thuốc steroid